Ưu điểm của phòng bếp liền phòng khách

Từ kinh nghiệm thiết kế của nhiều kiến trúc sư cũng như các chuyên gia thiết kế nội thất, việc thiết kế phòng khách liền với bếp được xem là một giải pháp hiệu quả, có thể đem đến những ảnh hưởng tích cực cho không gian trong nhà.

Tối ưu hóa diện tích thiết kế

Thông thường những không gian có diện tích sinh hoạt rộng như biệt thự, nhà vườn, nhà cấp 4… phòng khách và phòng bếp thường được thiết kế tách biệt. Tuy nhiên với những không gian đặc trưng như nhà phố hay nhà chung cư, thì giải pháp thiết kế bếp mở là một cách để tối ưu hóa, tiết kiệm diện tích sử dụng.

Thiết kế không gian mở đề cao sự liên kết tự nhiên của phòng khách và phòng bếp, hạn chế hoặc không có sự xuất hiện của những bức tường ngăn cách, do đó không gian nhìn bao quát sẽ thoáng rộng hơn.

Đồng bộ trong thiết kế

Sự thống nhất trong thiết kế nội thất được xem là nguyên tắc thiết kế quan trọng nếu bạn muốn có một không gian sống hoàn hảo, tiện nghi và hiện đại. Thiết kế phòng khách liền với phòng bếp tạo nên sự kết nối đồng bộ giữa hai không gian có chức năng sinh hoạt chung.

Thiết kế đồng bộ và liên thông, thống nhất trong phong cách thiết kế cũng như màu sắc, tạo nên hiệu ứng tiện nghi cho cuộc sống hiện đại. Sự hài hòa đơn giản, với sự tương quan giữa phòng khách, phòng bếp, thiết kế liền kề, thống nhất nhất quán một không gian sẽ tạo điều kiện cho những cảm quan tích cực chi phối, giúp gia đình có một không gian sống yên bình và hạnh phúc hơn.

Kết nối các thành viên

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta có ít thời gian dành cho nhau. Việc thiết kế liền kề phòng khách với phòng bếp tạo ra điều kiện và sinh ra môi trường để gia đình tương tác với nhau nhiều hơn.

Tiết kiệm thời gian di chuyển

Thiết kế liền kề phòng khách và phòng bếp sẽ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển. Với mật độ giao thông thông thoáng, ít vách ngăn, sẽ giúp bạn có một sự thông thoáng cho quá trình di chuyển cũng như đi lại trong nhà. Mặt khác việc thiết kế liền kề này sẽ giúp các thành viên nhìn thấy nhau thường xuyên và có thể trò chuyện trực tiếp, không phải mất thời gian tìm kiếm cũng như di chuyển quá nhiều trong nhà.

Tiết kiệm chi phí đầu tư

Nếu như thiết kế không gian bếp và không gian phòng khách tách biệt với nhau thì bạn phải sử dụng những bức tường để ngăn cách hoặc sử dụng những vách ngăn lớn, điều này đảm bảo bạn sẽ có một không gian sinh hoạt tách biệt, tuy nhiên kinh phí đầu tư sẽ tốn kém hơn so với việc thiết kế liên thông liền kề hai không gian này với nhau.

Thiết kế liền kề, không quá chú trọng đến tính khép kín, đầu tư quá nhiều chi tiết nội thất cũng như trang trí, do đó bạn hoàn toàn có thể sáng tạo không gian theo cách tự do, mà không cần tuân thủ quy tắc đối xứng nào. Nếu bạn muốn có một không gian sinh hoạt chung thuận tiện, tiết kiệm và khoa học, tiện nghi và hiện đại, hãy nghĩ tới giải pháp thiết kế phòng khách liền với phòng bếp nhé.

Đón nhận ánh sáng tự nhiên và gió thoáng đồng bộ

Một mặt sàn được thiết kế đồng bộ, không có vách ngăn, do đó việc phân bổ ánh sáng tự nhiên cũng như gió thoáng từ mặt tiền được phân bổ đồng đều. Không gian phòng bếp cũng như phòng khách luôn đón nhận được sự thông thoáng, đảm bảo không bị ám mùi thức ăn trong nhà.

Thiết kế phòng khách liền bếp sẽ giúp cho ánh sáng từ mặt tiền phân bổ đều và đầy đủ từ không gian tiếp khách cho đến không gian ăn uống, bạn nghĩ sao nếu căn phòng bếp và khách của gia đình mình luôn thông thoáng và đẹp mắt.

Dễ dàng trang trí theo cách mà bạn muốn