Xu hướng kiến trúc xanh và những công trình tiêu biểu tại Việt Nam

Thiết kế kiến trúc xanh hoặc biophilic design là một cuộc cách mạng trong thiết kế kiến trúc, nội thất với mục đích kết nối con người trong không gian sống và làm việc với thiên nhiên.

Những tòa nhà, công trình sẽ không phải là những tảng bê tông cứng nhắc nữa mà chúng sẽ trở nên “mềm” hơn trong cảm nhận bởi cây xanh.

Vậy cụ thể, thiết kế kiến trúc xanh Biophilic design là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Thiết kế kiến trúc xanh là gì?

Thiết kế kiến trúc xanh là xu hướng thiết kế – thi công các công trình xây dựng nhằm giảm thiểu tối đa tác động trong quá trình thi công đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Ngoài ra, các không gian trong công trình thiết kế xanh còn hướng tới lối sống xanh, gần gũi với thiên nhiên nhằm tiết kiệm năng lượng và gìn giữ môi trường theo một số tiêu chí nhất định.

Kiến trúc xanh ở đây có thể gần như tương đồng với kiến trúc bền vững ở một số tiêu chí nhất định.

Nhưng nói chung, mục đích ở đây là giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và tiết kiệm năng lượng, thay đổi lối sống của con người trong công trình.

Xem ngay: XU HƯỚNG NỔI BẬT – KIẾN TRÚC SINH THÁI

Tiêu chí thiết kế xanh

Các tiêu chí thiết kế kiến trúc xanh đã được nêu ra trong bản “Tuyên ngôn Kiến trúc xanh Việt Nam” vào ngày 24/07/2011 với 5 tiêu chí cơ bản như:

  • Địa điểm bền vững
  • Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả
  • Chất lượng môi trường công trình
  • Kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
  • Tính xã hội và nhân văn

Tất cả 5 tiêu chí trên được giải quyết, đánh giá thông qua các vấn đề sau:

1- Địa điểm quy hoạch mặt bằng thi công

Lựa chọn những địa điểm quy hoạch, thi công thuận lợi, ít tác động tới môi trường, giảm thiểu tối đa chi phí thi công.

Hạn chế can thiệp vào tự nhiên gây ra những biến đổi về thổ nhưỡng, địa mạo, cảnh quan, hệ sinh thái xung quanh địa điểm thi công.

Quá trình xây dựng công trình cần đi đôi với công tác bù đắp, tái tạo môi trường sinh thái sau khi thi công.

Đáp ứng nhu cầu phát triển, hòa nhập với môi trường tự nhiên trong quá trình sử dụng công trình.

2- Giải pháp thiết kế kiến trúc – nội thất

Các giải pháp thiết kế kiến trúc phải giúp cấu trúc công trình thích ứng được với khí hậu xung quanh.

Tiện nghi thiết kế phù hợp với tâm lý sử dụng của con người trong công trình.

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường cả trong khâu sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường. Có khả năng tái sử dụng sau khi tháo dỡ công trình.

Thiết kế nội thất đáp ứng được nhu cầu sử dụng, phù hợp với phong tục, tập quán, tâm lý người sử dụng.

3- Hệ thống kỹ thuật công nghệ xanh

Có biện pháp xử lý, kiểm soát chất thải không làm tổn hại, ô nhiễm môi trường.

Sử dụng nguồn năng lượng sạch và bền vững, có thể sử dụng lâu dài hoặc tái sử dụng.

Khai thác, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm.

Lợi ích của thiết kế kiến trúc xanh

Thiết kế Kiến trúc xanh – Biophilic design có thể giúp giảm căng thẳng, tăng sức sáng tạo và đảm bảo sự tỉnh táo, mang lại hạnh phúc và hỗ trợ chữa bệnh cho con người.

Khi đô thị hóa ngày càng gia tăng dẫn đến sự bùng nổ dân số, đất chật người đông trong khi không có mấy khoảng xanh thì những điều này cần thiết hơn bao giờ hết.

Dưới đây là những khía cạnh của việc thiên nhiên tác động đến tâm lý của con người trong một công trình xây dựng.

1- Lợi ích với môi trường

Đây là lợi ích chính của các thiết kế kiến trúc xanh.

Thiết kế xanh thúc đẩy, bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng không khí và nước, giảm chất thải rắn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo các chuyên gia của Hội đồng xanh thế giới, nếu so sánh với một công trình thương mại thông thường, công trình xanh sẽ sử dụng ít hơn 26% năng lượng, chi phí bảo trì ít hơn 13% và lượng phát thải nhà kính ít hơn 33%.

2-  Lợi ích kinh tế

Có rất nhiều lợi ích kinh tế từ thiết kế xanh, bao gồm giảm thiểu chi phí trong quá trình sử dụng công trình.

Cụ thể, thiết kế xanh giảm đáng kể hóa đơn chi phí vận hành bao gồm điện, nước, rác thải… và khả năng thu hồi số tiền đầu tư xây dựng nhanh hơn.

Giá thành tài sản lúc này cũng tăng đáng kể so với một công trình xây dựng không mang tính bền vững và sự lựa chọn khách hàng bao giờ cũng nghiêng về công trình kiến trúc xanh.

3- Lợi ích xã hội

Lợi ích xã hội của kiến trúc xanh ngày càng thể hiện rõ rệt trong bối cảnh đô thị hóa quá nhanh như hiện nay.

Kiến trúc xanh sẽ tạo môi trường thân thiện cho người sử dụng ở nhiều khía cạnh, bao gồm chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, tối ưu hóa sự thoải mái mọi công năng trong công trình.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng các yếu tố thiết kế của kiến trúc xanh làm giảm sự xuất hiện của bệnh liên quan đến đường hô hấp, triệu chứng dị ứng và hen suyễn..

Các công trình kiến trúc xanh tiêu biểu tại Việt Nam

Đây là một số công trình sử dụng thiết kế kiến trúc xanh – Biophilic Design tiêu biểu tại Việt Nam ngay tại thời điểm viết bài.

Có thể nói, những công trình này như một kim chỉ nam cho xu hướng thiết kế trong tương lai của cộng đồng Kiến trúc Việt Nam.

  1. Atlas Hotel Hoian / VTN Architects
  2. The HUT / 23o5 studio
  3. Tropical Forest / Tayone Design Studio
  4. Binh House / VTN Architects
  5. An’garden Café / Le House